NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI THÁO NIỀNG RĂNG CHO TRẺ

Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng cho Trẻ. Việc tháo niềng răng sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ vì nụ cười của trẻ trở nên tự tin hơn mà còn vì đây là thời điểm mà các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc duy trì kết quả chỉnh nha cho Trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh có thể chưa nắm rõ những điều cần lưu ý để bảo đảm răng của con mình duy trì được hình dáng đẹp và khỏe mạnh sau khi tháo niềng. Từ việc sử dụng hàm duy trì, chăm sóc vệ sinh răng miệng đến chế độ ăn uống hợp lý, mọi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nụ cười tươi sáng của Trẻ. Trong bài viết ngày hôm nay của Nha Khoa Việt Đức, các bạn hãy cùng Nha khoa Việt Đức tìm hiểu sâu hơn về những điều cần lưu ý này. Từ đó giúp con em chúng ta có thể duy trì kết quả niềng răng và giữ sức khỏe răng miệng tốt nhất sau quá trình chỉnh nha nhé!

Những điều cần lưu ý sau khi tháo niềng răng cho Trẻ

Khi nào nên tháo niềng răng cho Trẻ

Khi nào nên tháo niềng răng cho Trẻ

Thời điểm tháo niềng răng cho trẻ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng Trẻ và tiến độ điều chỉnh răng của Bác sĩ chỉnh nha. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng giúp xác định khi nào nên tháo niềng:

Khớp cắn chuẩn

Khớp cắn được điều chỉnh đúng nghĩa là khu vực răng phía trước của hàm trên phủ hàm dưới từ 1-2 mm. Và mặt nhai của các răng hàm trên nên nằm xen kẽ so với mặt nhai của các răng hàm dưới. Khi khớp cắn được điều chỉnh đúng, vùng răng cửa của hàm trên phải phủ lên vùng răng cửa của hàm dưới một cách ổn định, tạo ra khoảng cách nhất định giữa hai hàng răng.

Đường giữa cân đối

Đường giữa là đường thẳng kéo dài từ đỉnh trán, đỉnh mũi, nhân trung đến đỉnh cằm. Khi cười, nếu đường giữa của hai răng cửa trùng với đường giữa của khuôn mặt, thì có thể tháo niềng. Đường giữa của răng hàm trên nên trùng với đường nhân trung ở môi, tạo ra kết cấu hài hòa cho khuôn mặt.

Đạt được tính thẩm mỹ

Niềng răng không chỉ giúp cải thiện về chức năng ăn nhai cho trẻ mà còn cải thiện tính thẩm mỹ rõ rệt. Kết thúc quá trình niềng răng, chúng ta có thể thấy tình trạng lệch mặt ở trẻ (nếu có) được cải thiện đáng kể, khuôn mặt trở nên cân đối và hài hoà hơn. 

Chức năng ăn nhai

Khớp cắn cân đối sẽ giúp việc ăn nhai của Trẻ trở nên dễ dàng và thoải mái. Một hàm răng đều và khớp cắn đúng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của Trẻ một cách tốt nhất. 

Một số điều cần lưu ý sau khi tháo niềng răng cho Trẻ

Sau khi tháo niềng các răng vẫn chưa thật sự ổn định ở vị trí mới. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Bên cạnh việc mang hàm duy trì, việc xây dựng cho Trẻ một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sau quá trình niềng răng cũng cực kỳ quan trọng để giúp duy trì sức khỏe và kết quả sau khi tháo niềng răng cho Trẻ. 

Chải răng đúng cách: Trẻ cần chải răng với bàn chải lông mềm từ 2-3 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa Fluor sau mỗi bữa ăn. Khi chải răng nên chải nhẹ nhàng và chải theo chiều xoay tròn. Nên cho Trẻ kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa và máy tăm nước để loại bỏ các thức ăn thừa còn sót lại tại các kẽ răng. Cuối cùng Trẻ nên dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để lấy đi hết các vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý

Răng Trẻ sau khi tháo niềng vẫn chưa ổn định tại vị trí mới. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú tâm đến chế độ ăn uống cho Trẻ. 

Tránh thực phẩm cứng và dai: Tránh ăn các thực phẩm cứng, dính như kẹo cao su, kẹo dẻo, hoặc đồ ăn cứng có thể làm di chuyển răng.

Ăn uống cân đối: Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bao gồm canxi, vitamin D và các khoáng chất khác để tăng cường sức khỏe răng miệng.

Mang hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ

Mang hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ

Hàm duy trì: Ngay sau khi tháo niềng, trẻ cần mang hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ. Hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới và ngăn ngừa răng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu.

Thời gian đeo: Thời gian đeo hàm duy trì có thể khác nhau tùy theo trường hợp cụ thể. Ban đầu, trẻ có thể cần đeo hàm duy trì cả ngày, sau đó giảm dần theo chỉ định của Bác sĩ.

Tái khám răng định kỳ

Tái khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ: Các bậc phụ huynh cần đưa Trẻ đi khám nha khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng và hàm duy trì. Kiểm tra răng có dịch chuyển hay không hoặc kiểm tra các bệnh lý răng miệng (nếu có) để có những phương pháp điều trị kịp thời nhất. 

Điều chỉnh hàm duy trì: Nếu cần, bác sĩ có thể điều chỉnh hàm duy trì để đảm bảo răng ổn định ở vị trí mới.

Kết luận

Tháo niềng răng là một bước ngoặt quan trọng trong hành trình niềng răng của Trẻ, đánh dấu sự cải thiện của nụ cười và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý chăm sóc, nhắc nhở để giúp Trẻ duy trì kết quả này. Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, và mang hàm duy trì theo chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ có thể giúp trẻ giữ được hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh. Việc tái khám định kỳ không chỉ giúp kiểm soát sự ổn định của răng mà còn đảm bảo phát hiện kịp thời những vấn đề tiềm ẩn. Nhờ đó, trẻ có thể tự tin bước vào cuộc sống với nụ cười rạng rỡ, đồng thời xây dựng nền tảng sức khỏe răng miệng vững chắc cho tương lai.

NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN

? Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.

? Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ

? Liên hệ: 0905 826 526

? Website: https://nhakhoavietducdn.com

? Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn

? Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức

Trả lời

Nha Khoa Việt Đức

Ứng dụng các công nghệ nha khoa tiêu chuẩn Đức và Châu Âu, hệ thống Nha khoa Việt Đức mong muốn mang đến nụ cười rạng rỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng trên toàn quốc nói chung và khách hàng khu vực Đà Nẵng nói riêng

  Tin tức
Loading...