TOP 7 TÌNH TRẠNG CÓ THỂ XẢY RA KHI MỚI NIỀNG RĂNG
Khi bước chân vào hành trình niềng răng, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều có những cảm xúc xen lẫn giữa hồi hộp và phấn khích, có thể gói gọn trong từ “hy vọng” và “lo lắng”. Thật vậy, niềng răng là một quá trình thú vị nhưng xen lẫn vào đó cũng có những khó khăn. Hành trình này giúp mang lại nụ cười hoàn hảo nhưng cũng không tránh khỏi các tình trạng không thoải mái – đặc biệt trong giai đoạn mới niềng răng.
Top 7 tình trạng có thể xảy ra khi mới niềng răng
Trên hành trình đồng hành cùng các vị khách hàng thân yêu sớm có được nụ cười hoàn hảo. Nha khoa Việt Đức luôn luôn nghiên cứu, truyền tải những kiến thức bổ ích nhất đến khách hàng. Bài viết ngày hôm nay với chủ đề “Top 7 tình trạng có thể xảy ra khi mới niềng răng” là một minh chứng cho những kiến thức bổ ích đó. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Cảm giác cộm, vướng víu
Trong thời gian đầu mới gắn các khí cụ niềng răng. Các bạn sẽ có cảm giác cộm và vướng víu trong khoang miệng. Các loại khí cụ niềng răng sẽ được gắn lên răng, tạo ra lực kéo, siết, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí. Cảm giác cộm, vướng víu này là những dấu hiệu khi mới niềng răng. Sau khi các bạn đã làm quen được với sự xuất hiện của các khí cụ này thì cảm giác này sẽ thuyên giảm dần theo thời gian.
Cảm giác cộm, vướng víu
Đối với các bạn niềng răng bằng khay trong suốt, cảm giác cộm và vướng víu sẽ giảm nhẹ hơn và giảm đi nhanh chóng chỉ sau 3-5 ngày nhờ vào các khay niềng trong suốt này được chế tác ôm sát vào răng.
Răng ê buốt, đau nhức nhẹ
Tình trạng răng ê buốt, đau nhức nhẹ là tình trạng phổ biến khi mới niềng răng.Tình trạng này xuất hiện sau khi đặt thun tách kẽ, gắn các khí cụ và sau mỗi lần siết răng. Cảm giác ê buốt, đau nhức này sẽ kéo dài từ 5-7 ngày và sau đó sẽ suy giảm dần mà không cần điều trị.
Răng ê buốt, đau nhức nhẹ
Bên cạnh đó, mức độ ê buốt và đau nhức này sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Với những bạn có cơ địa nhạy cảm, răng yếu thì thường có cảm giác đau nhiều hơn và thời gian có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Khi đó, các bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của Bác sĩ điều trị. Khi đang trải qua giai đoạn này, các bạn cần tránh những thức ăn quá cứng, dai hoặc những thức ăn quá nóng, quá lạnh để hạn chế tình trạng ê buốt.
Khó khăn khi ăn nhai
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chuyên dụng trong nha khoa để giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Các loại khí cụ này sẽ được gắn chặt lên răng hoặc sẽ được thiết kế bám sát vào răng. Chính vì thế, trong thời gian đầu khi mới niềng răng, khi chưa làm quen với việc ăn uống khi có các loại khí cụ này. Chúng ta sẽ gặp khó khăn trong hoạt động ăn nhai hằng ngày.
Khó khăn khi ăn nhai
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong giai đoạn khi mới niềng răng. Các bạn nên sử dụng các thức ăn mềm, được cắt nhỏ, hạn chế sử dụng lực nhai quá mạnh để cơ thể dần thích nghi với các khí cụ niềng răng. Sau đó các bạn có thể ăn uống như bình thường nhưng cần hạn chế các thực phẩm cứng, khô, dai, quá nóng hoặc quá lạnh.
Nhiệt miệng, trầy xước nướu và miệng
Nhiệt miệng, trầy xước nướu và miệng là một trong những tình trạng rất phổ biến xảy ra khi mới niềng răng mà hầu hết ai cũng gặp phải. Tình trạng này xảy ra do các khí cụ niềng răng ma sát nhiều với niêm mạc miệng. Đặc biệt là đối với phương pháp niềng răng mắc cài, mức độ của tình trạng này sẽ cao hơn. Các bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách sử dụng sáp nha khoa bôi xung quanh tại nơi các khí cụ tiếp xúc với niêm mạc miệng.
Nhiệt miệng, trầy xước nướu và miệng
Ngược lại với phương pháp niềng răng mắc cài thì tình trạng này lại ít xuất hiện ở phương pháp niềng răng trong suốt. Bởi vì khay niềng răng trong suốt được chế tác ôm sát vào răng và không có các khía cạnh sắc nhọn.
Vệ sinh răng miệng khó khăn
Khi bước vào quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ cần tỉ mỉ, kỹ càng hơn khi chưa niềng răng. Đặc biệt là trong giai đoạn mới niềng răng. Các bạn chưa có kinh nghiệm trong việc hạn chế thức ăn bám vào các khí cụ niềng răng. Việc chải răng như trước đây sẽ không hoàn toàn làm sạch được các thức ăn thừa này. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển. Dẫn đến tình trạng sâu răng và các bệnh lý về răng miệng khác.
Vệ sinh răng miệng khó khăn
Các bạn hãy tham khảo ý kiến, lời khuyên của các Bác sĩ điều trị để có thể làm sạch răng hiệu quả nhất. Đồng thời, các bạn cần trang bị các dụng cụ vệ sinh răng miệng như: chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải kẽ,… Các dụng cụ này sẽ giúp các bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dễ dàng nhất.
Hôi miệng – dấu hiệu khi mới niềng răng thường gặp
Hôi miệng là tình trạng có thể gặp ở một số trường hợp mới niềng răng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các thức ăn thừa bám dính vào khí cụ niềng răng, kẽ răng mà không được làm sạch trong khoang miệng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu. Sau một khoảng thời gian, khi các bạn đã quen với việc vệ sinh sạch sẽ khi mang các khí cụ niềng răng thì tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể.
Hôi miệng
Sự thay đổi nhẹ trên gương mặt
Tại một số trường hợp niềng răng, chúng ta có thể nhận biết được sự thay đổi trên gương mặt ngay trong giai đoạn khi mới niềng răng. Tình trạng này thường gặp ở các trường hợp nhổ bỏ răng khôn, răng số 4 hoặc số 5 trên cung hàm để tạo khoảng trống kéo chỉnh các răng còn lại về vị trí mong muốn. Để nhận biết rõ hơn về tình trạng này, chúng ta có thể quan sát kĩ hai bên má. Khi các răng được nhổ bỏ, phần má sẽ hóp vào và khuôn mặt sẽ thon gọn hơn.
Sự thay đổi nhẹ trên gương mặt
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, gương mặt của chúng ta có thể sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt về khuôn hàm, cằm và cấu trúc hàm và mũi. Đặc biệt là với những trường hợp răng có nhiều khuyết điểm, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi ngoạn mục sau khi kết thúc quá trình niềng răng.
Kết luận
Hành trình niềng răng có thể gặp những trắc trở, gian nan – đặc biệt trong giai đoạn khi mới niềng răng. Những giá trị, kết quả mà hành trình này mang lại thì vô cùng tuyệt vời. Những tình trạng ban đầu có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, không quen thuộc. Tuy nhiên, theo thời gian, khi cơ thể dần thích nghi với các khí cụ niềng răng, các cảm giác này sẽ dần mất đi. Dù có những cảm giác khó chịu và thử thách, nhưng chúng đều rất đáng để đánh đổi. Bởi sau những quá trình ấy, một nụ cười tươi sáng, đều, đẹp chắc chắn đang chờ các bạn ở phía trước.
NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN
Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.
Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ
Liên hệ: 0905 826 526
Website: https://nhakhoavietducdn.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn
Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.