HÀM DUY TRÌ SAU KHI NIỀNG RĂNG

Dùng hàm duy trì sau khi niềng răng là công đoạn cần thiết để đảm bảo những thành quả của quá trì niềng răng chỉnh nha, giúp răng ổn định ở vị trí mới – liên kết bền vững với hàm và mô mềm xung quanh. Việc ổn định răng ở giai đoạn này có vai trò quan trọng đảm bảo răng không bị xô lệch khỏi vị trí.

Vậy có những loại hàm duy trì nào, đeo trong bao lâu và lưu ý ra sao, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

     1. Phải đeo hàm duy trì, tại sao?

Trong quá trình niềng răng, các khí cụ (phổ biến là mắc cài) được sử dụng để tác động lực “kéo” kéo răng về vị trí mới. Kết thúc giai đoạn, các khí cụ này sẽ được tháo ra. Bệnh nhân chỉnh nha tiếp tục đeo hàm duy trì để ổn định răng, đảm bảo hàm răng đã được định hình không bị xô, lệch hay phá vỡ cấu trúc hiện có, không quay về tình trạng ban đầu. Nói cách khác, đây là hoạt động nhằm bảo vệ thành quả của niềng răng chỉnh nha.

6 tháng trước khi tháo niềng, nha sĩ đã cột cố định hàm răng của bạn. Tuy nhiên, điều này là không đủ. Hàm và các mô mềm xung quanh răng cần có thời gian để thích nghi với sự thay đổi. Sau chỉnh nha, áp lực từ các mô mềm này vẫn tương đối lớn. Nếu không có biện pháp duy trì dễ khiến răng quay trở lại tình trạng ban đầu, ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình. Thời gian đeo hàm duy trì chính là khoảng thời gian để xương ổ răng ổn định, các mô mềm quanh răng phát triển và “giữ” chặt răng ở vị trí mới.

      2. Các loại hàm duy trì:

        * Hàm duy trì dạng tháo lắp

          – Tháo lắp dạng kim loại

Hàm duy trì này được làm từ kim loại tổng hợp với khả năng cố định cao. Phù hợp với các trường hợp niềng phải nhổ răng do đặc trưng kết cấu khá chắc chắn và lực giữ ổn định. Hàm duy trì kim loại có thể dễ dàng tháo lắp và thường chỉ được đeo vào ban đêm do chúng lộ trên bề mặt răng, tính thẩm mỹ không cao.

          – Tháo lắp dạng khay nhựa trong suốt

Mẫu hàm sau niềng của bạn sẽ được bác sĩ lấy để tạo khay, bạn sẽ đeo khay này sau khi tháo niềng. Dạng khay trong suốt, tương thích cao với hàm của mỗi bệnh nhân. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đeo cả ngày mà không có quá nhiều những bất tiện. Thời gian đeo khay duy trì cả ngày lẫn đêm giúp rút ngắn tổng thời gian phải đeo hàm duy trì (tùy thuộc vào từng trường hợp).

       * Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định được làm từ kim loại, có nhiều kích cỡ và hình dạng (thắng, hơi xoắn) ,  phụ thuộc vào đặc điểm khung hàm từng người. Hàm duy trì cố định được lắp cố định vào mặt sau của các răng 1,2,3 bằng chất gắn composite. Với loại hàm này, bạn không thể tự tháo lắp mà cần đến sự trợ giúp của bác sĩ chỉnh nha. Đây được đánh giá là loại hàm có tác dụng ổn định răng tương đối tốt

       * Đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Đeo hàm duy trì bao lâu phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì cho đến khi hệ xương hàm hoàn thiện, răng nướu đã ổn định, các răng “bám” chặt vào cấu trúc mới. Trong nhiều trường hợp, đối tượng chỉnh nha là trẻ em, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành (20 tuổi). Đối với bệnh nhân chỉnh nha trưởng thành, tùy thuộc tình trạng hàm mà bạn có thể sẽ đeo hàm duy trì trong 3-4 tuần hay 6 tháng hoặc lâu hơn… Thời gian ra sao tùy vào từng trường hợp cụ thể. Sau khi xác định hàm đã “vững” hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc đeo khí cụ duy trì.

Cũng giống như việc đặc điểm cơ thể của mỗi người khác nhau thì đặc tính răng và hàm răng của mỗi người cũng không giống nhau. Có những người bẩm sinh đã có chất răng tốt, có những người khác dù ở độ tuổi trưởng thành nhưng răng rất yếu. Tình trạng của mỗi người theo đó cũng có sự khác biệt nhất định. Để biết chắc chắn thời gian phải đeo hàm duy trì sau niềng trong bao lâu, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị và có chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả đeo hàm duy duy trì, từ đó rút ngắn thời gian đeo.

       3. Lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

  • Vấn đề vệ sinh răng miệng vẫn luôn được đưa lên hàng đầu. Trong quá trình đeo niềng chỉnh nha bạn phải vệ sinh răng miệng cẩn thận bao nhiêu thì với đeo niềng duy trì cũng sẽ tương tự. Đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày, súc miệng sau ăn và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
  • Tái khám theo lịch hẹn với nha sĩ. Việc thăm khám nhằm đảm bảo việc đeo hàm duy trì đạt hiệu quả, xử lý khi cần đối với các vấn đề phát sinh.

———————————————————————————

 

? Bạn muốn được tư vấn: Chỉ cần #Comment hoặc #inbox tình trạng của bạn, nha khoa sẽ tư vấn cụ thể giúp bạn.
? Khám Và Tư Vấn Hoàn Toàn Miễn Phí
——————————————————

NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN

☄️ Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.

☄️ Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ

☄️ Liên hệ: 0905 826 526

☄️ Website: https://nhakhoavietducdn.com

☄️ Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn

☄️ Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức

Trả lời

Nha Khoa Việt Đức

Ứng dụng các công nghệ nha khoa tiêu chuẩn Đức và Châu Âu, hệ thống Nha khoa Việt Đức mong muốn mang đến nụ cười rạng rỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng trên toàn quốc nói chung và khách hàng khu vực Đà Nẵng nói riêng

  Tin tức
Loading...